101 loại Trái Cây bà bầu Không Nên ăn trong quá trình thai kỳ

Mang thai và sinh con là những thiên chức quý báu trời ban của mỗi người phụ nữ. Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ biến đổi rất nhiều cả về sinh lý và tâm lý. Việc bổ sung dưỡng chất và các loại vitamin rất quan trọng và cách tốt nhất là qua thực phẩm, các loại hoa quả. Tuy nhiên nhiều loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe, một số khác thì cần chú ý thậm chí là không nên ăn trong quá trình thai kỳ. Dưới đây là một số loại trái cây bà bầu không nên ăn cần chú ý để cho mẹ khỏe bé phát triển tốt mà các chuyên gia đến từ Dream Home Center khuyên trong giai đoạn mang thai.

Bà bầu có nên ăn đào không?

Nhiều mẹ bầu trong thời kỳ mang thai thường rất thèm ăn đào. Tuy nhiên cũng như nhiều loại thực phẩm khác, đào cũng có những tác động xấu và tốt đến mẹ cũng như bé. Sau đây là một số thông tin cung cấp cho bà bầu để cân nhắc khi ăn.

Đào chứa rất nhiều khoáng chất và các vitamin
Đào chứa rất nhiều khoáng chất và các vitamin

Giá trị dinh dưỡng của đào với mẹ bầu

Đào là loại trái cây được nhiều người ưa thích bởi nó có vị ngọt giòn, thơm ngon. Trong trái đào chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng khoáng chất, vitamin cần thiết cho sức khỏe phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.

  • Nước và các loại vitamin có rất nhiều trong trái đào tươi. Trong 100 gram đào chứa khoảng 326 IU vitamin A, 6.6 mg vitamin C. Các loại vitamin này giúp cơ thể mẹ tăng cường sức đề kháng chống lại các loại virus, vi khuẩn có hại ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm mệt mỏi, ăn ngon miệng….
  • Hàm lượng calo khoảng 39 kcal / 100 gram đào tươi. Đây là một lượng calo khá thấp vì vậy phù hợp sử dụng làm món ăn kèm theo trong chế độ ăn quá nhiều chất bổ của bà bầu, giúp kiểm soát cân nặng tối đa và làm sáng mịn da. Ngoài ra rất phù hợp trong chế độ ăn uống giảm cân của người béo phì, người thừa cân.
  • Trong đào tươi chứa lượng khá lớn kali, khoảng 190 mg. Vì vậy đào còn có tác dụng giảm tình trạng chuột rút ở phụ nữ có thai.
  • Trong giai đoạn mang thai nhiều mẹ thường xảy ra tình trạng táo bón, thường là các tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là những mẹ thường xuyên uống các thuốc bổ sung sắt, canxi. Chất xơ trong đào giúp giảm tình trạng này đồng thời giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm loét dạ dày thai kỳ.
  • Trong đào có nhiều chất khoáng khác rất cần thiết cho chăm sức khỏe mẹ và bé. Canxi giúp hỗ trợ phát triển hình thành cho xương, da cùng các hệ cơ quan của thai nhi. Đường giúp bổ sung năng lượng cho mẹ. Kẽm sắt nâng cao chất đề kháng và bổ sung nguyên liệu tạo máu an toàn tự nhiên.

Tác hại của đào với mẹ bầu và những lưu ý

Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng cao đó của đào với mẹ bầu thì nó cũng mang một Số ảnh hưởng không tốt.

  • Đào có tính nóng nên nếu ăn thường xuyên liên tục có thể dẫn đến tình trạng nóng trong. Đặc biệt với bà bầu trong những tháng đầu hoặc có triệu chứng dọa sảy thai thì có thể gây ra tình trạng xuất huyết sảy thai. Bác sĩ khuyến nghị chỉ nên ăn 1 quả / lần, một tuần chỉ nên từ 2 – 3 ngày và tốt nhất nên ăn sau 3 tháng đầu.
  • Lông trên vỏ đào có thể gây ra một số tình trạng kích thích, dị ứng. Vì vậy khi sử dụng nên chú ý rửa sạch và tốt nhất nên gọt sạch vỏ.
  • Do đào cũng chứa đường (khoảng 8gr / 100gr đào tươi) nên các mẹ bầu bị tiểu đường thì không nên sử dụng.

Xem thêm: Những điều cần biết dung dịch vệ sinh phụ nữ: Công dụng,Cách dùng,..

Dứa có cần được sử dụng nhiều trong giai đoạn thai kỳ?

Dứa là một loại trái cây khá được ưa thích ở bà bầu bởi mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt của nó. Đồng thời dứa cũng có nhiều lợi ích đối với phụ nữ mang thai không thể bỏ qua:

Dứa chứa các vitamin C, vitamin B như B1, B6
Dứa chứa các vitamin C, vitamin B như B1, B6,…
  • Trong dứa chứa hàm lượng cao các loại vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là bà bầu. Vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ trong việc cải thiện làn da do thay đổi sinh lý ở mẹ bầu. Các loại vitamin B như B1, B6 chống thiếu máu.
  • Các chất chống oxy hóa, các chất acid trong dứa giúp ngăn ngừa các tình trạng lão hóa ở mẹ.
  • Một số chất trong dứa giúp thúc đẩy sản xuất collagen và vitamin C ở bé qua đó hỗ trợ sự phát triển da, sụn, xương, gân cho bé.
  • Cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hóa của bà bầu cải thiện tình trạng táo bón.
  • Ngoài ra vị chua chua ngọt ngọt trong dứa tạo cảm giác ngon miệng, cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm trong thai kỳ.

Tuy nhiên dứa là loại quả chứa nhiều acid và chất có hại cho mẹ bầu nên cần ăn dứa cần chú ý một số điều sau để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Dứa chứa nhiều loại acid kích thích dạ dày gây ra các triệu chứng ợ chua ợ nóng đặc biệt ở người viêm dạ dày, tá tràng, làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược trong giai đoạn ốm nghén. Vì vậy nếu quá thèm có thể ăn một miếng nhỏ, không nên ăn quá nhiều trong ngày
  • Dứa có thể kích thích gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Vì vậy, không nên ăn hoặc ăn rất ít trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Trong dứa chứa lượng lớn đường gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai bị tiểu đường hoặc nguy cơ bị tiểu đường. Vì vậy tốt nhất là không nên ăn.

Ổi là trái cây bà bầu không nên ăn nhiều khi mang thai

Nhiều bà bầu khá thích ăn ổi trong thời kỳ mang thai. Trong trái ổi chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao:

Ổi là trái cây bà bầu không nên ăn nhiều khi mang thai
Ổi là trái cây bà bầu không nên ăn nhiều khi mang thai
  • Trong 165 gram ổi (tương đương với một khẩu phần ăn) chứa đến hơn 400% giá trị hàng ngày (DV) vitamin C. Vitamin C có vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng tối ưu của trẻ, giúp tăng hấp thu sắt từ đó cung cấp đầy đủ oxy cho cả mẹ và thai nhi.
  • Ổi chứa một lượng đáng kể folate, khoảng hơn 20% giá trị hàng ngày (DV). Cung cấp đầy đủ folate trong thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và các vấn đề về cột sống.
  • Trong ổi giàu chất xơ, đặc biệt vỏ ổi có chứa tanin giúp chống nhiễm khuẩn, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở mẹ bầu, ngăn ngừa tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
  • Ngoài ra, một số nghiên cứu được chứng minh rằng ăn ổi giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, tiểu đường nhờ các loại enzym có trong nó.

Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng đó, mẹ bầu cần lưu ý rằng ăn ổi cũng sẽ có những tác động xấu:

  • Lượng chất xơ trong ổi nhiều có thể gây ra tình trạng lâu tiêu và đầy hơi ở mẹ. Vì vậy khi ăn ổi mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều.
  • Do ổi thường hay bị côn trùng ăn nên ổi thường có nhiều vi sinh vật gây bệnh và tàn dư thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy nên chọn quả có nguồn gốc rõ ràng và tốt nhất là nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

Xem thêm: Những điều Cấm Kỵ trong Quan Hệ cả Nam và Nữ cần Lưu ý Ngay

Bà bầu có nên ăn nhiều đu đủ

Đu đủ là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng có nhiều cách chế biến khác nhau được nhiều người ưa thích, đặc biệt những người có nhu cầu cao chất dinh dưỡng như các mẹ bầu:

Nên tránh sử dụng đu đủ xanh trong thời kỳ mang bầu
Nên tránh sử dụng đu đủ xanh trong thời kỳ mang bầu
  • Giúp hạn chế tình trạng ốm nghén khi mang thai.
  • Chứa hàm lượng vitamin (A, C) và khoáng chất cao giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da của mẹ bầu trong thai kỳ.
  • Ngăn ngừa táo bón nhờ hàm lượng chất xơ có trong đu đủ.
  • Đu đủ chứa hàm lượng cao canxi, bổ sung canxi cho hệ xương của mẹ và phát triển khỏe mạnh xương da ở bé

Tuy nhiên những giá trị dinh dưỡng cao đó chủ yếu được thể hiện ở đu đủ chín, đu đủ xanh hoặc còn ương thì thường mang lại những chất không có lợi cho bà bầu:

  • Papain, một loại men phân giải protein tồn tại trong đu đủ, chất này giúp tiêu hóa nhanh các loại thức ăn giàu protein. Tuy nhiên đối với mẹ bầu trong thời kỳ đầu thai kỳ có thể gây co thắt tử cung dẫn đến gây sảy thai. Ngoài ra, chất này cũng gây cản trở sự sinh trưởng của bào thai, có thể gián tiếp làm xuất huyết nhau thai.
  • Nhựa mủ và enzym có trong nhựa đu đủ xanh có thể gây co thắt tử cung dễ sảy thai, rối loạn tiêu hóa, gây chứng ợ chua, chướng bụng. Vì vậy tốt hơn hết phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh trong thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ hoặc chế biến đun nấu kỹ loại bỏ phần mủ có trong đu đủ xanh.

Ăn nho trong quá trình thai kỳ

Trong nho chứa nhiều loại vitamin và các loại dưỡng chất khá cao, an toàn đối với nhiều đối tượng sử dụng ngay cả bà bầu.

Tuy mang nhiều dưỡng chất nhưng nho cũng tác động không nhỏ đến mẹ và bé trong quá trình mang thai
Tuy mang nhiều dưỡng chất nhưng nho cũng tác động không nhỏ đến mẹ và bé trong quá trình mang thai
  • Tình trạng táo bón hầu như ở bà bầu nào cũng gặp phải, lượng chất xơ trong nho giúp hạn chế tình trạng này.
  • Các chất chống oxy hóa, vitamin giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, đẹp da.
  • Các loại vitamin A, B có vai trò quan trọng không chỉ cho mẹ mà còn cho sự phát triển của thai nhi. Đặc  biệt folate giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi ba tháng đầu…
  • Kali có trong nho giảm tình trạng chuột rút trong thai kỳ.
  • Bổ sung sắt, nguyên liệu tạo máu cho cơ thể mẹ, hạn chế thiếu máu khi mang thai
  • Các loại enzyme và acid hữu cơ trong nho hỗ trợ kiểm soát cholesterol trong máu  và tăng huyết áp khi mang thai.
  • Ngoài ra, nho còn giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi và căng thẳng khi mang thai…

Mặc dù nho chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu nhưng nếu ăn nhiều cũng gây ra một số điểm xấu cho cho sức khỏe:

  • Ăn nho chua quá nhiều có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày của mẹ bầu, tăng tình trạng trào ngược ở mẹ
  • Ăn nhiều nho ngọt, chứa nhiều đường thường xuyên có thể gây ra tình trạng tăng cân và tiểu đường.

Vì vậy tốt nhất mỗi lần nên ăn một vài quả và không nên quá thường xuyên.

Xem thêm: Có nên cạo lông mu nữ giới không? Hướng dẫn bằng Video, hình ảnh

Măng cụt có nên được dùng nhiều trong thai kỳ

Măng cụt là loại trái cây khá tốt cho mọi người và bà bầu cũng không ngoại lệ:

Măng cụt có nên được dùng nhiều trong thai kỳ
Măng cụt có nên được dùng nhiều trong thai kỳ
  • Hàm lượng vitamin C dồi dào giúp cơ thể mẹ tăng cường sức khỏe đồng thời hoàn thiện cấu tạo mô da của bé.
  • Chứa hàm lượng sắt đáng kể giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Hàm lượng axit folic cao trong măng cụt ngăn ngừa dị tật ở trẻ.
  • Các loại vitamin A, C, các chất chống oxy hóa làm đẹp da và tăng sức đề kháng.

Nhưng hiệu quả sẽ tốt nếu ăn đúng cách:

  • Nên ăn 2 – 3 quả một lần, không nên ăn quá nhiều.
  • Trước dự sinh 2 tuần nên ngừng ăn.
  • Không nên ăn hoặc hạn chế ăn đối với các mẹ bầu có chứng đa hồng cầu.

Dưa hấu và chuối gây tiểu đường cho mẹ bầu

Thành phần trong dưa hấu và chuối chủ yếu là nước và đường nên nếu ăn nhiều có thể gây tiểu đường ở mẹ bầu.

Trong chuối chứa lượng chitinase cao, chất gây dị ứng chính, gây khó chịu cho mẹ bầu. Đây cũng là lý do mẹ bầu không nên ăn quá nhiều.

Dưa hấu và chuối gây tiểu đường cho mẹ bầu
Dưa hấu và chuối gây tiểu đường cho mẹ bầu

Ăn nhiều dưa hấu có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng có trong các loại trái cây này. Chuối là nguồn bổ sung kali an toàn cho mẹ bầu, giảm tình trạng chuột rút và cung cấp các chất dinh dưỡng tương đương với các loại thịt.

Trong dưa hấu chứa nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa và các enzym tiêu hóa giúp tăng đào thải độc, tăng cường hệ miễn dịch và chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón ở phụ nữ giai đoạn thai kỳ

Mận khiến mẹ bầu phát ban

Mận có vị chua chua ngọt ngọt, là một trong những loại trái cây ưa thích của các bà bầu. Giá trị trong một trái mận cũng rất cao.

Mận khiến mẹ bầu phát ban
Mận khiến mẹ bầu phát ban
  • Vỏ mận chứa rất nhiều chất chống oxy hóa làm đẹp da ở bà bầu.
  • Trong thịt quả chứa nhiều loại vitamin như A, B, C tốt cho sức khỏe mẹ cũng như sự phát triển của bé.
  • Các chất acid trong mận giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng ốm nghén mệt mỏi ở mẹ bầu.

Bên cạnh giá trị có lợi của mận, lượng acid cao trong mận có thể gây tình trạng trào ngược và viêm loét dạ dày ở bà bầu.

Ngoài ra mận là loại trái cây nóng. Mẹ bầu ăn quá nhiều mận cũng có thể gây nóng trong, nổi mụn, phát ban, tăng khả năng bị táo bón.

Trái cây đông lạnh có dùng cho mẹ bầu?

Trong thời kỳ mang thai việc ăn nhiều loại trái cây tươi rất có lợi cho phụ nữ mang bầu và thai nhi. Trái cây không chỉ thỏa mãn vị giác của mẹ bầu mà còn đem lại nhiều giá trị về dinh dưỡng. Tuy nhiên do nhiều lý do như không có thời gian mua trái cây tươi mới, thời gian bảo quản trái cây ngắn mà các mẹ bầu thường mua sẵn để trong ngăn đá, ngăn lạnh để bảo quản ăn dần. Tuy nhiên, trái cây để lạnh đóng đá lại tiềm ẩn nhiều điểm bất lợi cho mẹ:

Trái cây đông lạnh cần được để nguội trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai
Trái cây đông lạnh cần được để nguội trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai
  • Trái cây đóng đá, đóng lạnh bị giảm nhiều chất dinh dưỡng hơn so với trái cây tươi
  • Thời gian giã đông là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, qua đó xâm nhập vào cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Ăn trái cây lạnh là nguồn truyền hơi lạnh vào mẹ và gây đau bụng, tiêu chảy.

Những lưu ý sử dụng trái cây hiệu quả cho thai kỳ

Một số điểm mẹ bầu cần lưu ý để đem lại hiệu quả và giá trị dinh dưỡng cao khi sử dụng trái cây trong thời kỳ thai kỳ:

  • Chọn lựa đúng loại trái cây phù hợp.
  • Chọn trái cây còn tươi, đã chín, mọng nước.
  • Không nên mua những quả đã bị dập, thối, sâu bên trong.
  • Rửa kỹ, có thể ngâm muối hoặc gọt vỏ trước khi ăn.
  • Mua những loại trái cây rõ nguồn gốc xuất xứ, ở các điểm uy tín. Tránh mua các hàng trôi nổi, giá thành quá rẻ so với thị trường.
  • Nên ăn trái cây mới gọt, không ăn trái cây đã gọt để lâu hoặc bảo quản tủ lạnh quá 4 tiếng.
  • Nên tìm hiểu hoặc nhận được sự tư vấn của bác sĩ để tránh các loại trái cây có thể gây sảy thai, động thai.

Kênh thông tin sức khỏe hàng đầu về phụ nữ Dream Center Home hi vọng sẽ cung cấp những thông tin cần lưu ý cho phụ nữ mang thai thông qua bài viết trên. Mọi vấn đề thắc mắc hãy để lại bình luận, các chuyên gia về sức khỏe sẽ trả lời sớm nhất.