Ngực căng và đau là hiện tượng mà mỗi chị em phụ nữ chúng ta phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy ai cũng đều đã trải qua nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân, cách khắc phục cơn đau nhức ngực này. Hôm nay kênh thông tin sức khỏe Dream Center Home xin chia sẻ rõ hơn về hiện tượng căng tức ngực.
Ngực căng và đau là hiện tượng gì?
Ngực căng và đau là một trong những hiện tượng hay gặp ở các chị em phụ nữ. Ngực căng tức có thể được mô tả như sau: đau vú khi sờ chạm, đau nhói hoặc cảm giác căng tức bên trong vú. Đau vú có thể gặp ở nhiều độ tuổi, màu da, hay hoàn cảnh sống khác nhau. Cơn đau vú có thể đau theo mức độ từ nhẹ đến nặng hoặc đau theo từng cơn, đau liên tục kéo dài. Nó có thể xảy ra:
- Chỉ một vài ngày trong tháng, 2 hay 3 ngày trước khi hành kinh. Cơn đau có thể từ nhẹ đến trung bình, đau ở cả 2 bên vú. Sau đó cơn đau tự động biến mất mà không cần bất kỳ can thiệp nào.
- Một tuần hoặc kéo dài hơn mỗi tháng, bắt đầu trước những ngày đèn đỏ và kéo dài đến sau khi sạch kinh và có khi kéo dài đến cả chu kỳ sau. Cơn đau này trung bình đến nặng, ảnh hưởng cả hai bên vú.
- Đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Cơn đau vú thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20 đến 40 tuổi hoặc những người tiền mãn kinh. Đôi khi cảm giác đau nhức vú cũng có thể xảy ra ở những người phụ nữ sau mãn kinh.
Đa phần những cơn đau vú là biểu hiện của một bệnh lý lành tính và hiếm khi liên quan đến ung thư vú. Dù vậy, những cơn đau vú dai dẳng không giải thích được, kéo dài qua 1 đến 2 chu kỳ kinh nguyệt hoặc đau vú sau mãn kinh cần được thăm khám và đánh giá bởi bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Xem thêm: Ra nhiều khí hư có phải có thai không? Khí hư báo hiệu có thai?
Nguyên nhân căng tức ngực
Ngực căng đau theo chu kỳ
Ngực căng nhức theo chu kỳ có thể xảy ra ở các thời điểm khác nhau trong cuộc đời mỗi người phụ nữ: dậy thì,mang thai,…
Với biểu hiện là: Đau 2 bên ngực và toàn bộ vùng xung quanh như nách hay cổ là biểu hiện của hiện tượng ngực căng tức theo chu kỳ. Ngực đau nhức được miêu tả là cảm giác đau âm ỉ,căng tức nặng nề, đau tăng dần trong khoảng 1 đến 2 tuần trước ngày rụng dâu, sau đó sẽ giảm dần và biến mất sau khi hết kinh nguyệt. Ngực căng tức có chu kỳ thường xảy ra ở phụ nữ với việc thay đổi hormone liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc do mang thai.
Nguyên nhân gây đau ngực theo chu kỳ
- Nội tiết:
Căng trướng ngực trước ngày đèn đỏ: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do nồng độ hormon sinh dục thay đổi. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nồng độ hormon trong cơ thể bạn gái thay đổi liên tục. Thời gian chính xác cho những thay đổi này không giống nhau ở từng người. Estrogen sản sinh khiến các ống dẫn sữa giãn nở ra, trong khi việc sản sinh progesterone sẽ khiến các tuyến sữa sưng trướng lên. Hai nguyên nhân này đều có thể gây ra tình trạng đau ngực trước kỳ kinh.
Theo 1 số nghiên cứu cho thấy, khoảng 70% phụ nữ có cảm giác căng tức 2 bên ngực khi sắp đến ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng sinh lý hết sức bình thường, các cơn đau sẽ tự động biến mất khi hết kinh nên các bạn không cần quá lo lắng.
- Ngực căng tức trong và sau khi mang thai
Hầu hết các chị em khi mang thai đều sẽ gặp phải triệu chứng căng nhức ngực vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, thường xuất hiện ở tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 6 của thai kỳ và kéo dài cho đến tháng thứ 3. Nguyên nhân là do 2 loại hormone estrogen và progesterone tăng cường hoạt động làm cho lượng máu đến ngực căng lên, khiến ngực đầy hơn mức bình thường.
Bên cạnh việc ngực căng và đau thì còn kèm thêm vú thâm đen, xuất hiện quầng vú sẫm màu và trở nên nhạy cảm hơn so với thông thường.
Phụ nữ sau khi sinh con cũng có thể xuất hiện cảm giác đau, căng ngực do cơ thể cần tiết sữa mẹ để nuôi em bé.Theo đó, việc chị em cảm thấy bị đau đầu nhũ hoa,đau nhức ngực khi chạm vào hoặc có cảm giác căng tức, đau đớn khi mặc áo ngực là hiện tượng hết sức thông thường của thai kỳ cũng như sau khi sinh con .Điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em do đó không cần can thiệp điều trị.
- Tuổi dậy thì:
Khi bước vào giai đoạn dậy thì tuyến vú của các bé gái bắt đầu phát triển và kinh nguyệt cũng xuất hiện. Lúc này, các bé có thể gặp phải tình trạng căng tức và đau ngực ở mức độ nhẹ. Đây là trạng thái sinh lý hết sức bình thường và các cơn đau sẽ tự động biến mất khi ngực phát triển hoàn thiện.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú:
Thay đổi sợi bọc tuyến vú có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên vú, nhưng thường là cả hai bên vú, liên quan với nội tiết tố. Sự hình thành mô sợi và mô nang thường gây đau vú, nhưng vô hại. Theo một số nghiên cứu có khoảng 50% phụ nữ từ 20 – 50 tuổi có đau do nguyên nhân này, và việc sử dụng thuốc là không cần thiết nếu đau không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Mất cân bằng acid béo:
Sự mất thăng bằng acid béo trong tế bào tuyến vú có thể làm tuyến vú nhạy cảm hơn với nội tiết tố nữ. Chế độ ăn ít chất béo hoặc sử dụng dầu anh thảo có thể giảm hiện tượng này.
- Ngực đau nhức không theo chu kỳ
Trường hợp này thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt . Với các biểu hiện như: đau 1 bên vú và khu trú chỉ 1 vùng nhất định, một số cơn đau còn lây lan ra vùng nách,cánh tay và một số vùng lân cận khác. Triệu chứng đau thường là dữ dội, có tính nhức nhối, thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên hay thời kỳ tiền mãn kinh.
Căng nhức ngực không theo chu kỳ xảy ra do đâu???
Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ngực căng nhức không theo chu kỳ thường xảy ra do sự thay đổi tuyến sữa và ống dẫn sữa.
- Đau vú có thể do sự phát triển của nang vú, các nang này thường lớn lên trong chu kỳ kinh và kích thước giảm đi khi bạn bước sang giai đoạn mãn kinh. Nang vú là một túi chứa chất dịch, có thể mềm hoặc căng chắc đôi khi có thể sờ thấy. Các nang này có thể gây đau hoặc không gây đau tùy từng trường hợp cụ thể.
- Ngoài ra chấn thương, phẫu thuật vú trước đó hoặc những yếu tố tại chỗ có thể gây đau vú. Đau vú có thể nguyên nhân ngoài vú như đau cơ, thành ngực, khớp hoặc nguyên nhân tim mạch, và lan đến tuyến vú.
- Nhiễm trùng vú:
Viêm vú hoặc áp xe vú, Viêm tuyến vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú do tắc tia sữa.Viêm tuyến vú gây ra cảm giác đau nhức khó chịu,mệt mỏi kèm theo sốt,sưng nóng…. Ngoài ra,việc bạn thường xuyên mặc các loại quần áo quá chặt cũng có thể làm tổn thương núm vú tạo điều kiện cho các vi khuẩn theo đường ống dẫn sữa đi lên dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú. Khi gặp các tình trạng này bạn phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Sử dụng thuốc:
Một số thuốc có chứa thành phần chính là các hormon như thuốc điều trị vô sinh hoặc thuốc ngừa thai có thể liên quan đến đau vú.
Sử dụng các thuốc estrogen và progesteron thay thế ở phụ nữ hậu mãn kinh có thể gây ra tác dụng không mong muốn căng đau vú.
- Đau vú cũng có thể liên quan với thuốc hướng thần kinh:
Thuốc chống trầm cảm như là SSRI (thuốc ức chế chọn lọc serotonin),thuốc chống loạn thần (haloperidol)
Hay các thuốc tim mạch như: Digoxin,spironolactone (Aldactone), methyldopa (Aldomet)
Một số thuốc khác ít gặp hơn: Diuretics,Anadrol (steroid)
- Kích thước vú lớn:
Kích thước vú quá lớn có thể gây ra các cơn đau nhức ngực không có chu kỳ, thậm chí đi kèm các cơn đau vú là những cơn đau ở cổ, vai và lưng. Các dây chằng tuyến vú bị kéo căng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Bằng cách mặc các loại áo ngực có khả năng nâng đỡ tuyến vú khi ngủ và khi tập thể thao sẽ giúp bạn giảm đáng kể các cơn đau.
- Phẫu thuật vú:
Các cơn đau nhức vùng vú có thể xảy ra sau các cuộc phẫu thuật vú và có thể kéo dài ngay cả khi vết mổ đã thành lành và thành sẹo. Đau vú là hậu quả của tổn thương thần kinh hoặc viêm nhiễm. Một số trường hợp đau sau mổ có thể kéo dài sau 6 tháng hoặc hơn.
Ngoài ra,các cơn đau tại vú cũng có thể xuất hiện khi bạn tập thể dục quá sức, bê vác các vật nặng hoặc chịu các tác động, va đập từ bên ngoài.
Việc nữ giới mặc áo ngực không đúng size có thể là một nguyên nhân gây đau tức ngực, đau vai, đau cổ kèm theo, thậm chí có thể gây khó thở.
Xem thêm: [LƯU Ý] Những điều CẤM KỴ khi thủ dâm cần tránh mắc phải
Cách khắc phục đau vú
Các cơn đau nhức ngực xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý thì cần được điều trị kịp thời. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thông báo cho bác sĩ của mình đầy đủ các thông tin liên quan đến các thuốc bạn đang dùng để phòng ngừa các tương tác bất lợi có thể xảy ra.
Các cơn đau ngực do vấn đề sinh lý, nhất là đau tức ngực khi đến kỳ kinh nguyệt có thể gây khó chịu cho các chị em. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp chị em giảm đau ngực hiệu quả xóa tan ám ảnh mỗi lần rụng dâu:
- Nên lựa chọn cho mình loại áo ngực phù hợp với bản thân, đem lại cảm giác thoải mái khi mặc.
Áo ngực độn quá dày hoặc kích thước áo quá nhỏ so với bầu ngực có thể gây ra chèn ép,kích ứng vùng ngực và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Nếu mặc áo ngực quá rộng, sẽ không giúp nâng đỡ cho bầu ngực khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao lâu dài làm cho bầu ngực có nguy cơ chảy xệ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Ngoài ra, việc mặc áo ngực không đúng “size” có thể khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu hơn khi các cơn đau tức ngực trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện.
Vì thế, chị em phụ nữ nên chọn những chiếc áo ngực không gọng, thoải mái, thoáng mát, ít độn và có kích thước vừa vặn. Nên chọn áo có chất liệu mềm và co giãn giúp tăng cảm giác dễ chịu và thoải mái. Sử dụng áo ngực chuyên biệt dành cho tập luyện thể thao khi tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động mạnh.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng là biện pháp làm tăng lưu lượng máu đến vùng ngực, làm dịu cơn đau nhức.Đây là liệu pháp giảm đau nhanh chóng và rất hiệu quả, có thể áp dụng tại bất cứ đâu.
Cách làm thì rất đơn giản, chị em chỉ cần sử dụng khăn bông mềm thấm nước nóng và tiến hành chườm nhẹ lên bầu ngực. Ngoài ra, có thể cho nước nóng vào một chai thủy tinh sau đó dùng khăn quấn quanh chai rồi chườm lên bầu ngực.Các chị em có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước nóng và chườm lên bầu ngực. Ngoài ra có thể cho nước ấm vào bình sữa và dùng khăn quấn quanh chai rồi chườm lên bầu ngực.
Ngoài ra, biện pháp chườm lạnh cũng có thể giảm đau ngực nhanh chóng. Sử dụng túi nước đá bọc trong khăn bông và chườm lên ngực. Nếu không có đá, bạn cũng có thể lấy một chai nước trong tủ lạnh sau đó quấn khăn xung quanh và tiến hành chườm lên ngực.Với phương pháp chườm lạnh này, bạn tuyệt đối không được chườm quá 15 phút và không chườm đá trực tiếp lên da.
- Giảm đau nhờ massage ngực
Việc massage ngực có thể giúp tăng cường lưu thông máu tới ngực, giúp vùng ngực đàn hồi và mềm mịn hơn, giảm cảm giác căng tức. Có thể massage nhẹ nhàng kết hợp sử dụng với dầu massage như dầu ô liu, dầu dừa…Việc dùng kết hợp với dầu massage tạo cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu, làm cho việc massage trở nên hiệu quả hơn.Nên thực hiện việc massage hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Thực hiện massage ngực qua các bước sau:
Xoa hai bàn tay vào nhau để tay ấm và mềm hơn. Có thể thêm một chút dầu massage để làm ấm, làm ẩm và làm mềm vùng da ngực.
Xòe các ngón tay và đặt lên ngực, massage theo những chuyển động tròn hướng từ ngoài vào trong.
Massage trong khoảng 5 phút, tránh tác động lên núm vú và điều chỉnh mức độ massage phù hợp.
- Tập thể dục và thư giãn
Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc đạp xe cũng có thể giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp chị em phụ nữ thấy thư giãn, giảm mệt mỏi và lo âu, tăng cường sức khỏe.
Để cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như giảm các cơn đau nhức ngực, các chị em cần đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra có thể thực hiện các liệu pháp thư giãn toàn thân như tắm nước ấm, spa hoặc xông hơi…
Uống thuốc giảm đau: Bạn có thể uống thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen, aspirin… khi cảm thấy khó chịu,mệt mỏi. Những loại thuốc này sẽ giúp làm giảm đau nhức ngực và giảm sưng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Trước và trong kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để giảm đau và giúp cơ thể được thoải mái. Một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ là:
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, không hút thuốc lá.
Hạn chế caffeine trong chế độ ăn uống để giảm sưng, đau và cải thiện kích thước bầu ngực, giúp phụ nữ trở nên quyến rũ hơn. Cần tránh xa một số thực phẩm, đồ uống có nhiều caffeine là trà, cà phê, nước ngọt, socola…
Hạn chế chất béo bão hòa:
Chế độ ăn uống ít chất béo no, ăn nhiều các chất béo không no có thể giúp chị em phụ nữ điều hòa được nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng đau, tức ngực. Các thực phẩm nhiều chất béo no cần tránh là: thịt đỏ, bơ sữa, thực phẩm nhiều dầu và mỡ động vật…
Những thực phẩm nhiều chất béo và không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng như đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh… thì không nên sử dụng.
Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng:Có nhiều nghiên cứu cho thấy thực phẩm bổ sung dưỡng chất giúp cải thiện tình trạng đau tức ngực. Tăng cường thêm vitamin và khoáng chất như vitamin E và i-ốt sẽ làm giảm bất kỳ cơn đau nào mà bạn đang gặp phải. Một số thực phẩm giàu dưỡng chất như cá, các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân, ô liu, đậu đen…
Tăng cường ăn sữa chua, giảm đường trong chế độ ăn uống để có làn da và vóc dáng đẹp.
Xem thêm: Tác dụng của lá Trầu không với vùng kín, Xông lá trầu có tác dụng gì?
Khi nào nhức ngực cần khám bác sĩ
Cần đến khám bác sĩ khi có một trong các yếu tố sau:
- Đau vú hàng ngày hoặc trên 2 ngày trong tuần.
- Xảy ra ở 1 vùng riêng biệt trên vú, có thể sưng, nóng, đỏ.
- Có vẻ đau tăng dần, uống thuốc giảm đau không bớt.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, sốt hoặc lạnh run.
- Có tiền sử gia đình ung thư vú.
Các bệnh lý tuyến vú có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh bị ung thư vú. Nhưng nếu được phát hiện sớm, có các biện pháp can thiệp kịp thời thì người bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, sức khỏe hồi phục và không ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.
Như vậy, đau nhức ngực không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, vì vậy các chị em không cần quá lo lắng khi gặp tình trạng này. Đau tức vú liên quan đến sinh lý thường tự khỏi, không cần thiết phải can thiệp điều trị trừ khi ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, khi thấy các cơn đau tức kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, bạn cần tiến hành thăm khám để phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời.