Theo thống kê, có khoảng 2% dân số trên toàn thế giới mắc bệnh rận mu và ngày càng có xu hướng tăng lên. Bệnh thường gặp trên bộ phận sinh dục nữ. Vậy bệnh rận mu là gì, có nguyên nhân, triệu chứng như thế nào,… chúng ta sẽ cùng Dream Center Home đi tìm hiểu qua bài dưới đây.
Rận mu là gì?
Bệnh rận mu ( hay bệnh rận lông mu) là một bệnh lý do con rận mu (Pthirus pubis) gây ra. Rận mu là một loài côn trùng, ngoài sống kí sinh trên các khu vực có lông như: lông mi, tóc,… thì rận mu thường sống ở vùng lông mu của con người gây ra bệnh rận mu. Khác với các loài chấy, rận,…bệnh rận mu là loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Hình thể con rận
Kích thước của rận mu khoảng 0,8 – 1,2 mm, có đầu tương đối ngắn và nằm trong một lõm của ngực. Ngực phình ra và dính liền với bụng tạo thành một khối. Rận mu có 6 chân, trên mỗi chân còn có 1 móng vuốt ở cổ chân. Do các móng vuốt trên cặp chân thứ 2 và thứ 3 rất lớn so với cặp đầu tiên, móng dài, khỏe và cong lại nên giúp cho rận mu bám được trên cọng lông để gây bệnh.
Chu kỳ phát triển của rận mu
Pthirus pubis có 3 giai đoạn để phát triển thành con trưởng thành.
- Giai đoạn 1: Trứng
- Giai đoạn 2: Nhộng
- Giai đoạn 3: Con trưởng thành.
Vòng đời trung bình của mỗi con rận cái sẽ rơi vào khoảng 30 – 35 ngày. Trong chu kỳ đó, mỗi con sẽ đẻ được tối đa từ 30 – 50 trứng cho tới hết vòng đời. Sau khi được đẻ ra, các trứng được gắn vào chân lông. Chu kỳ phát triển của Rận mu thông thường là biến thái không hoàn toàn. Điều này có nghĩa là (cụ thể là) con ấu trùng và con trưởng thành có hình thái không khác nhau là mấy.
Trứng dài khoảng 0,6 – 0,8mm. Pthirus pubis có thể đẻ trứng ở bất kỳ nơi nào có lông trên cơ thể. Ngoài việc thường đẻ trên lông mu, chúng còn đẻ trứng tại hậu môn, nách, đùi, bụng và thậm chí sẽ ở lông mi và râu. Nói chung, rận mu thường sinh sản và phát triển tại những điều kiện mất vệ sinh.
Ấu trùng hút máu trong vòng 1 – 3h đầu tiên và nở hoàn toàn trong 7 – 9 ngày. Đặc biệt, chúng thường đứng yên hoặc bám vào chân các sợi tóc, bám phần đầu miệng vào da. Nó mất từ 4 – 6 tuần để rận mu sinh trưởng và phát triển hoàn toàn. Khi đó, nó có khả năng bò với khoảng cách 10 – 12cm / đêm. Tuy nhiên, ở đa số các trường hợp, chúng thường cố định tại điểm ban đầu.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể là khi nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm nhiệt độ đột ngột, rận sẽ rời vật chủ để đi tìm vật chủ mới ổn định hơn. Sau khi quá trình sinh sản kết thúc, thông thường khoảng 1 tháng, rận cái sẽ kết thúc vòng đời của nó.
Tham khảo: Có nên cạo lông mu nữ giới không? Hướng dẫn bằng Video, hình ảnh
Triệu chứng và dấu hiệu rận mu ở phụ nữ
Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại các khu vực có lông hay tóc, đặc biệt là khi về đêm. Do cơ thể quá mẫn với nước bọt của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
Tại những vùng bị rận hút máu, một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày. Bệnh nhân có tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi. Ngoài ra, có thể nổi hạch. Viêm loét da nghiêm trọng tại bộ phận sinh dục nữ.
Trứng và rận mu bám trên cơ thể cũng có thể được quan sát bằng mắt thường.
Nguyên nhân rận mu sinh dục
Rận mu dễ dàng phát triển trong điều kiện tối, kín, ẩm ướt. Khi tiếp xúc tiếp với nguồn lây, rận mu sẽ được lây từ người này sang người khác:
- Rận mu lây qua con đường quan hệ tình dục bừa bãi, không lành mạnh.
- Sử dụng chung khăn tay, khăn tắm, quần áo, đồ lót.
- Ngủ chung trên giường, đắp chung chăn với người nhiễm rận mu.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ.
Phòng bệnh rận lông mu
Tình trạng mắc bệnh rận mu không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam cũng ngày càng tăng. Bệnh rận không những gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề nguy hiểm. Do đó, để tránh tình trạng này, chúng ta phải có các biện pháp chủ động trong việc phòng tránh bệnh rận mu.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục, có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ để tăng hiệu quả.
Cố gắng giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra, hiện nay người ta thường xuyên cạo lông vùng kín thường xuyên khiến rận mu không có môi trường tồn tại.
Tạo môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên giặt sạch chăn, chiếu, ga trải giường,…. Không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với mọi người.
Vào mùa nắng nóng, không nên mặc quần lót chật, không thấm hút mồ hôi.
Cần có biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục lần đầu. Việc quan hệ bừa bãi có thể tăng nguy cơ mắc bệnh rận mu và 1 số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Bệnh rận mu không khó điều trị. Tuy nhiên chính tâm lý e ngại có thể khiến bệnh nặng lên và gây ra các vấn đề phức tạp. Do đó, dựa vào các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rận mu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có các biện pháp can thiệp kịp thời để điều trị.
Cách trị rận mu bằng Đông, Tây Y
Trị bệnh dựa vào các mẹo dân gian
Khi phát hiện bản thân bị bệnh rận mu, nhiều người có xu hướng né tránh đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Thay vào đó, họ tìm đến các bài thuốc dân gian an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Sử dụng lá xoan
Chuẩn bị một nắm lá xoan rửa sạch
Ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn
Giã nhuyễn và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Sau khoảng 15 – 20 phút, người bệnh tiến hành rửa sạch lại da với nước sạch.
Vệ sinh bằng nước muối sinh lý
Để loại bỏ các loại sinh vật ký sinh, trong đó có rận mu, hàng ngày tiến hành rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh. Đặc biệt, người bệnh cần làm sạch vùng kín thường xuyên, giữ cho khô thoáng và có thể cạo lông mu.
Mặc dù điều trị bằng các mẹo dân gian có nhiều ưu điểm dược tính không cao. Do vậy, phương pháp này có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng, gây nhiều vấn đề phức tạp nên cần cân nhắc khi sử dụng hoặc phối hợp với các phương pháp khác.
Trị bệnh bằng phương pháp Đông Y
- Về ưu điểm
Thành phần trong bài thuốc Đông y là các thảo dược thiên nhiên lên tương đối an toàn và lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng.
Tiêu diệt toàn bộ rận mu gây bệnh
Hỗ trợ nhanh chóng phục hồi vùng da bị tổn thương.
- Tiến hành
Cân, rửa sạch các nguyên liệu: hạt thàn mát, rễ cây duốc cá, vị thuốc bách bộ.
Giã nát toàn bộ và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Sau khoảng 15 – 20 phút, người bệnh dùng nước sạch rửa lại vùng da.
Thực hiện phương pháp này hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt rận mu giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Nhược điểm
Thời gian chữa trị lâu, đòi hỏi người bệnh có tính kiên trì cao.
Trị bệnh bằng phương pháp Tây y
- Ưu điểm
Sử dụng dễ dàng, đem lại hiệu quả điều trị cao.
Các triệu chứng giảm rõ rệt trong thời gian ngắn.
Được khá nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Một số loại thuốc trị bệnh rận mu thường dùng như sau:
Sử dụng dung dịch, kem chứa 1% Permethrin như Rid, Nix, và Pyrinex, rửa sạch sau 10 – 15 phút.
Sử dụng dung dịch malathion 0,5% (Ovide) giúp tiêu diệt rận mu cũng như một số trứng rận, rửa sạch sau khoảng 8 – 12 giờ.
Nhóm thuốc Ivermectin như Heartgard và Stromectol, sử dụng trong 2 tuần.
Nhóm thuốc Lindane, rửa sau khoảng 8h.
- Nhược điểm
Tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
Dùng thuốc trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến gan, thận.
Với thuốc bôi có thể gây bào mòn da hoặc tổn thương cấu trúc da.
Để hạn chế các tình trạng bất lợi, khi phát hiện ra bệnh, người bệnh không nên tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều dùng mà cần đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và nhận được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ, chuyên gia.
Điều trị rận mu ở những trường hợp đặc biệt
Phụ nữ mang thai bị rận mu
Khi mang thai, nếu người mẹ không thường xuyên và hàng ngày làm sạch bộ phận sinh dục thì có thể dẫn tới mắc bệnh rận mu.
Trong trường hợp mắc bệnh, phụ nữ có thai và cho con bú nên được điều trị bằng hoặc Permethrin hoặc Pyrethrins với Piperonyl butoxide. Bởi vì thuốc không gây ra độc tính ảnh hưởng đến thai nhi.
Không nên sử dụng Lindane trong cho phụ nữ mang thai vì gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng liên quan đến dị tật ống thần kinh, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ và thuốc có thể tích lũy trong nhau thai và sữa mẹ.
Ngoài ra, có thể sử dụng Ivermectin cho phụ nữ mang thai nhiễm bệnh rận mu.
Người nhiễm HIV rận lông mu
Quan hệ tình dục không chỉ có nguy cơ gây nhiễm bệnh HIV mà còn có thể mắc một số bệnh lây truyền qua con đường tình dục khác, trong đó có bệnh rận mu.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân vừa mắc bệnh HIV vừa mắc bệnh rận mu thì người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị tương tự như những người HIV âm tính. Điều đó có nghĩa là ngoài sử dụng thuốc điều trị HIV, họ sẽ sử dụng thêm thuốc điều trị bệnh rận mu như bình thường.
Một số thắc mắc liên quan
Hiện tượng ngứa lông vùng kín nữ do rận mu có nguy hiểm không?
Sau khi xâm nhập vào vùng kín của phụ nữ, rận mu sẽ hút máu và gây ra các phản ứng trên da, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại đó. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến ở bệnh rận mu. Nếu gãi mạnh tay khi bị ngứa ngáy ở vùng lông mu dễ gây ra các vết xước da mà nếu không điều trị kịp thời có thể gây bội nhiễm dẫn đến có mủ ở vùng lông mu và tiếp tục gây viêm nhiễm nặng cho bộ phận sinh dục.
Bệnh rận mu không gây hậu quả nghiêm trọng tức thì mà bệnh sẽ tiến triển dần dần và có thể gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Đặc biệt, bệnh rận mu có thể là con đường lây nhiễm một số bệnh xã hội khác như: viêm gan B, HIV, giang mai,…
Do vậy, khi phát hiện thấy sự xuất hiện của rận mu người bệnh không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Tham khảo: Những điều Cấm Kỵ trong Quan Hệ cả Nam và Nữ cần Lưu ý Ngay
Làm thế nào để hết ngứa vùng kín bởi rận mu?
Để hết ngứa vùng kín thì chúng ta phải tiêu diệt sạch rận mu tại vùng kín. Để làm được việc này, bản thân mỗi người cần tự có ý thức bảo vệ cơ thể mình, đặc biệt là vùng kín như sau:
Làm sạch vùng kín bằng nước sạch thường xuyên và hàng ngày.
Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ( ví dụ như: thuốc DEP, thuốc elimite, thuốc có chứa Permethrin kết hợp Piperonyl butoxide,…).
Rận mu thường tìm tới những nơi có nhiều lông để ký sinh. Thường xuyên cắt dọn vùng lông mu sẽ làm rận mu mất nơi ký sinh và ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh.
Bài viết trên đây là tất cả những gì mà các chuyên gia sức khỏe đến từ Dream Center Home viết về bệnh rận mu sinh dục. Hi vọng bài viết không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin mà còn giúp mọi người có phương pháp chữa rận mu tốt hơn.